Công dụng Nước_hoa_hồng

Mỹ phẩm và dược liệu

Ở châu Âu thời trung cổ, nước hoa hồng được sử dụng để rửa tay tại bàn ăn trong các bữa tiệc.[9] Nước hoa hồng là một thành phần thường thấy của nước hoa.[10] Một loại thuốc mỡ có thành phần nước hoa hồng đôi khi được dùng như một chất làm mềm và còn được sử dụng trong các loại mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, nước cân bằng (toner) và sữa rửa mặt.[10] Đặc tính chống viêm của nước hoa hồng là một thành phần tốt để chống lại các rối loạn về da như Rosacea và eczema.[10]

Ở tiểu lục địa Ấn Độ, mứt hoa hồng Gulkand (Gul là hoa Hồng, Kand là đường) được cho là có tác dụng làm mát cho cơ thể.[2] Một số người ở Ấn Độ cũng sử dụng nước hoa hồng dưới dạng xịt trực tiếp lên mặt để có mùi thơm tự nhiên và dưỡng ẩm, đặc biệt là trong mùa đông; nó cũng được sử dụng làm đồ ngọt tại Ấn Độ và các chế phẩm thực phẩm khác như gulab jamun, và trong các đám cưới của Ấn Độ để chào đón khách, người ta thường té nước hoa hồng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nước_hoa_hồng http://www.history-science-technology.com/Articles... http://www.scientiairanica.com/PDF/Articles/000004... http://www.rosense.uk.com/rosense.php https://books.google.be/books?id=jtgud2P-EGwC&pg=P... https://www.fondazioneslowfood.com/en/slow-food-pr... https://books.google.com/?id=jtgud2P-EGwC&pg=PA29&... https://books.google.com/books?id=gFK_yx7Ps7cC&q=r... https://www.medicalnewstoday.com/articles/320216.p... https://web.archive.org/web/20110718163208/http://... https://web.archive.org/web/20120320131725/http://...